Góp ý với sếp như thế nào cho khỏi mất lòng?

Góp ý với cấp trên là con dao hai lưỡi, bạn có thể được đánh giá cao nhờ sự thẳng thắn nhưng cũng có thể làm mất lòng sếp, thậm chí bị sa thải.

Nhiều người có xu hướng nịnh nọt và coi tất cả những điều sếp nói là đúng. Thế nhưng, một vị sếp tốt lại là người đề cao sự thẳng thắn và mong chờ những ý kiến đóng góp có giá trị của nhân viên.

Tuy nhiên, nếu góp ý không khéo, cấp trên sẽ không hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Tệ hơn, bạn có thể khiến sếp cảm thấy khó chịu và bực bội.

Dưới đây là một số lời khuyên bạn nên tham khảo:

Suy nghĩ kỹ về điều mình góp ý

Trước khi đưa ra ý kiến của mình về một việc gì đó, bạn cần xem xét kỹ lưỡng liệu vấn đề bạn chuẩn bị nói ra có quan trọng với sếp cũng như công ty hay không. Làm mất thời gian của cấp trên với những điều vô giá trị chỉ khiến họ cảm thấy bực mình hơn mà thôi.

ky nang mem cach ung xu khi ban ghet sep 3 Góp ý với sếp như thế nào cho khỏi mất lòng?


Chọn thời điểm thích hợp

Thời điểm thích hợp là yếu tố quyết định sự thành công của hầu hết mọi việc. Bạn nên tránh đưa ra lời góp ý khi sếp đang bực bội, bận rộn hoặc đang có mặt nhiều người, đặc biệt là khách hàng.

Thể hiện sự tôn trọng

Cho dù sếp hoàn toàn sai trong vấn đề này và những đóng góp của bạn rất đáng giá thì bạn cũng không nên lớn tiếng hoặc thể hiện sự kiêu ngạo trước mặt sếp. Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy thể hiện cho cấp trên biết bạn rất tôn trọng họ.

Bắt đầu bằng những điều tích cực

Cho dù là sếp hay nhân viên thì mọi người cũng thích được nghe những lời khen hơn chê. Vì vậy, trước khi nói về mặt trái của vấn đề, hãy ca ngợi những điều tốt đẹp mà sếp làm được trước đã.

hoabtt201232195927721 0 Góp ý với sếp như thế nào cho khỏi mất lòng?

Trình bày rõ ràng và có căn cứ

Ý kiến của bạn chỉ có giá trị khi người nhận nó hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Do đó, hãy trình bày vấn đề một cách rõ ràng, với những căn cứ và bằng chứng cụ thể.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề

Phát hiện ra vấn đề là điều rất đáng hoan nghênh. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu bạn đưa ra được một vài giải pháp giúp sếp cải thiện được tình hình.

Không đi ‘mách lẻo’ với cấp cao hơn

Nếu bạn thấy sếp của mình mắc sai lầm nào đó, hãy nói chuyện trực tiếp với họ và cùng thảo luận cách giải quyết. Đừng đi kể với cấp cao hơn, nếu biết được chắc chắn họ sẽ cảm thấy không hài lòng.

Theo NDH

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>